top of page

Forum Posts

nguyenhogiaman
Oct 21, 2024
In Urban Design/Planning
Hệ thống quy hoạch Quốc gia: 1. Quy hoạch cấp Quốc gia: Quy hoạch tổng thể Quốc gia Nội dung: Xác định việc phân bổ và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường có tầm quan trọng cấp quốc gia, quốc tế và có tính liên vùng mang tính chiến lược trên lãnh thổ bao gồm đất liền, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời. Quy hoạch không gian biển Quốc gia Nội dung: Xác định việc phân vùng chức năng, sắp xếp, phân bổ và tổ chức không gian các ngành, lĩnh vực trên vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam. Quy hoạch sử dụng đất quốc gia Nội dung: Xác định việc phân bổ và tổ chức không gian sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực mang tính liên vùng, liên tỉnh. Quy hoạch ngành Quốc gia Nội dung: Xác định phương hướng phát triển, phân bổ và tổ chức không gian, nguồn lực cho các ngành mang tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh. Danh mục các quy hoạch ngành Quốc gia: Quy hoạch kết cấu hạ tầng Quốc gia; • Quy hoạch mạng lưới đường bộ; • Quy hoạch mạng lưới đường sắt; • Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển; • Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc; • Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thuỷ nội địa; • Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thuỷ văn quốc gia; • Quy hoạch tổng thể về năng lượng; • Quy hoạch phát triển điện lực; • Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt; • Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông; • Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cở sở xuất bản; • Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thuỷ lợi; • Quy hoạch hệ thống du lịch; • Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hoá và thể thao; • Quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập; • Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm; • Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập; • Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; • Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội; • Quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng; • Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; • Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế; • Quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia; • Quy hoạch hệ thống các công trình quốc phòng, khu quân sự, kho đạn dược, công nghiệp quốc phòng; • Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy; • Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn; • Quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh. Quy hoạch sử dụng tài nguyên Quốc gia; • Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ • Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; • Quy hoạch tài nguyên nước; • Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ; • Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản; • Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng; • Quy hoạch lâm nghiệp; • Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản; • Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng; • Quy hoạch sử dụng đất an ninh. Quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia; • Quy hoạch bảo vệ môi trường; Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học Quốc gia; • Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học; 2. Quy hoạch vùng Nội dung Xác định phương hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường có tính liên ngành, liên vùng, và liên tỉnh. 3. Quy hoạch tỉnh Nội dung Nội dung: Thể hiện các dự án cấp quốc gia đã được xác định ở quy hoạch cấp Quốc gia; các dự án cấp vùng, liên tỉnh đã được xác định ở quy hoạch vùng; định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường ở cấp tỉnh, liên huyện và định hướng bố trí trên địa bàn cấp huyện. 4. Quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Nội dung Do Quốc hội quy định 5. Quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn Nội dung Nội dung và việc lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện, điều chỉnh quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và pháp luật về xây dựng (Luật quy hoạch đô thị) Trình tự trong hoạt động Quy hoạch 1. Lập quy hoạch: A. Lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch; B. Tổ chức lập Quy hoạch. 2. Thẩm định quy hoạch. 3. Quyết định hoặc phê duyệt Quy hoạch. 4. Công bố Quy hoạch. 5. Thực hiện Quy hoạch. DANH MỤC CÁC QUY HOẠCH CÓ TÍNH CHẤT KỸ THUẬT, CHUYÊN NGÀNH 01. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện Luật đất đai số 45/2013/QH13 02. Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường Quốc gia Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 03. Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 04. Quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước liên Quốc gia Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 05. Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 06. Quy hoạch vùng không nhiễm sinh vật gây hại Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 07. Quy hoạch thuỷ lợi Luật Thuỷ lợi số 08/2017/QH14 08. Quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê Luật Đê điều số 79/2006/QH11 09. Quy hoạch đê điều Luật Đê điều số 79/2006/QH11 10. Quy hoạch vùng dân cư và tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 11. Quy hoạch xây dựng Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 12. Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích Luật Di sản văn hoá số 28/2001/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá số 32/2009/QH12 13. Quy hoạch khảo cổ Luật Di sản văn hoá số 28/2001/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá số 32/2009/QH12 14. Quy hoạch hệ thống cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng và cơ sở chăm sóc người khuyết tật Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 15. Quy hoạch cơ sở chăm sóc người cao tuổi Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 16. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 17. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh, của Bộ, cơ quan ngang Bộ Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 18. Quy hoạch cửa khẩu, quy hoạch tuyến, ga đường sắt; quy hoạch cảng hàng không, sân bay Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11; Luật Đường sắt số 06/2017/QH14; Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QH13 19. Quy hoạch vùng thông báo bay Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QH13 20. Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước Bộ luật Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 21. Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Bộ luật Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 22. Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Bộ luật Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 23. Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 24. Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 25. Quy hoạch phát triển điện hạt nhân Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 26. Quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 27. Quy hoạch phát triển viễn thông Quốc gia Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 28. Quy hoạch kho số viễn thông Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 29. Quy hoạch tài nguyên Internet Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 30. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 31. Quy hoạch tần số vô tuyến điện Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12 32. Quy hoạch phát triển mạng bưu chính công cộng Luật Bưu chính số 49/2010/QH12 33. Quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia Luật Dự trữ quốc gia số 22/2012/QH13 34. Quy hoạch các công trình quốc phòng, khu quân sự Luật Quốc phòng số 39/2005/QH11 35. Quy hoạch sử dụng biển của cả nước Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13 36. Quy hoạch quảng cáo ngoài trời Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 37. Quy hoạch vùng và cơ sở an toàn dịch bênh động vật Luật Thú y số 79/2015/QH13 38. Quy hoạch hệ thống kiểm nghiệm của Nhà nước Luật Dược số 105/2016/QH13 39. Quy hoạch khác có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành để tích hợp vào hệ thống quy hoạch Quốc gia.

Hệ thống Quy hoạch Nước Việt Nam content media
0
0
31
nguyenhogiaman
Apr 17, 2023
In Philosophy
NMBW Collection: 16.10.2020 Dẫn nhập: Louis Kahn – Kiến trúc sư bậc thầy thế giới về sử dụng ánh sáng tự nhiên dành cả đời để đi tìm cội nguồn của nghệ thuật kiến trúc đã từng nói: “Ánh sáng mặt trời không biết bản thân mình tuyệt vời như thế nào cho đến khi nó chạm vào bề mặt của công trình” Louis Isadore Kahn (1901 – 1974) là kiến trúc sư người Mỹ, gốc Do Thái Estonia. Năm 1905, theo gia đình di cư sang Mỹ (do cha ông lo sợ tái nhập ngũ) và định cư tại Philadelphia. Lớn lên ông theo học khoa Kiến trúc Trường Đại học Tổng hợp Pennsylvania (Philadelphia). Sau khi tốt nghiệp, ông làm việc tại một số văn phòng thiết kế. Khoảng những năm 1928 – 1929, ông sang châu Âu du lịch và học tập. Sau đó, Louis Kahn cùng với một số người thành lập văn phòng thiết kế đồng thời đảm nhận công việc Giáo sư Khoa Kiến trúc Trường Đại học Yale (New Haven, Connecticut, Hoa Kỳ). Năm 1971 ông nhận giải thưởng Vàng của Hiệp hội Kiến trúc sư Mỹ và năm 1972 nhận Giải thưởng Vàng của Hội Kiến trúc sư Hoàng gia Anh. Viện Salk Từ năm 1950, vai trò của Louis Kahn trở nên nổi bật sau khi ông thiết kế mở rộng công trình Bảo tàng Mỹ thuật – Trường Đại học Yale. Cùng với Frank Lloyd Wright, Louis Kahn được xem là kiến trúc sư quan trọng nhất của Mỹ kể từ khi nước Mỹ thành lập. Ảnh hưởng của Kahn đến từ những thiết kế của ông, nhưng điểm nổi bật nhất chính là tư tưởng và triết học kiến trúc. Những năm 1950 – 1960, khi mà nền kiến trúc hiện đại đã đi đến cuối trào, mọi người khát khao một phương hướng và một phương pháp mới, thì chính lúc đó Kahn đã xuất hiện. Ông đề ra một loạt các quan niệm, trả lời được những vấn đề mà mọi người quan tâm. Ông được ngợi ca là “Nhà tư tưởng kiến trúc”, “Nhà triết học kiến trúc”. Kahn không viết ra những công trình lý luận một cách hệ thống, mà phần nhiều tư tưởng của ông thể hiện qua những bài diễn văn, những cuộc nói chuyện. Xuất phát điểm trong Triết học kiến trúc của Kahn là câu hỏi: “Tòa nhà này muốn trở thành cái gì? “ (What does the building want to be?). Ông thường nói: “một đóa hoa hồng phải trở thành một đóa hoa hồng” (A rose wants to be a rose), và cho rằng mọi sự vật đều có một “ý chí sinh tồn” (Existence will), Ý chí sinh tồn quyết định đặc tính tự nhiên của mọi vật (Existence will determiness the very nature of things). Bảo tàng nghệ thuật Kimbell Kahn nhấn mạnh: Người kiến trúc sư khi làm thiết kế, phải nhận thức được việc “Đưa tư tưởng trở về điểm khởi nguồn”, nghĩa là phải hiểu thấu được “ý chí sinh tồn” của cái mình đang thiết kế. Louis Kahn cho rằng: “Không phải tất cả các công trình đều được xem là kiến trúc” (All Building is not Architecture). Bản thân kiến trúc không có hình hài thực, chỉ có nghệ thuật kiến trúc là hữu hình. Theo Kahn, “Tác phẩm nghệ thuật kiến trúc là quà tặng hiến dâng cho Thần nghệ thuật kiến trúc”. Kahn giải thích: “Nghệ thuật kiến trúc là sản phẩm cần thiết và cũng là kết quả của nhu cầu kết hợp với sự vui chơi sảng khoái. Nghệ thuật kiến trúc là linh cảm và là sản phẩm của việc muốn biểu đạt cái tồn tại”. Kahn được xem là bậc thầy sử dụng ánh sáng trong kiến trúc. Kahn triết lý: “To design Spaces to design Light” – “Thiết kế không gian (khoảng trống) để thiết kế nên ánh sáng”. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của chiếu sáng tự nhiên, cho rằng chiếu sáng tự nhiên là duy nhất có tình cảm, có khả năng tạo cho chúng ta sự tiếp xúc với sự vĩnh cửu. Ánh sáng tự nhiên chính là ánh sáng duy nhất có thể khiến cho kiến trúc trở thành nghệ thuật kiến trúc. Quan điểm kiến trúc của Louis Kahn chủ yếu dựa trên các tư tưởng của các nhà triết học Đức Authur Schopenhaur (1788-1860) và E.Husserl (1859-1938). Hai ông này có nhiều luận điểm về “Vật chất tự tồn tại”, “Ý chí sinh tồn” và phát kiến ra “Hiện tượng học” cũng như chủ trương “trở về với bản chất”. Nếu Le Corbusier coi trọng công năng thì Kahn coi trọng tự nhiên, chủ trương học tập tự nhiên. Nhưng Kahn không bác bỏ chủ nghĩa công năng, mà ông đứng trên quan điểm “triết học ý chí” và “triết học hiện tượng học” để từ đó chuyển hướng đi của kiến trúc hiện đại. Chính vì sự tôn trọng chủ nghĩa nhân bản của Kahn mà ông được tôn trọng. Do kiến thức uyên thâm về kiến trúc của ông, mọi người gọi ông là “Nhà thi triết kiến trúc”. Tòa nhà Quốc hội ở Dacca, Bangladesh Các tác phẩm kiến trúc nổi tiếng của Kahn do chứa đựng những tư tưởng triết học sâu sắc, đều trở thành những kiệt tác của kiến trúc thế kỷ XX. Ngày 17 tháng 3 năm 1974, trên đường từ Ấn Độ trở về Mỹ, Louis Kahn đột ngột mất tại nhà ga xe lửa New York vì bệnh tim, lúc đó ông 73 tuổi. Theo một điều tra năm 1980, đối với người dân Mỹ, trong các kiến trúc sư nổi tiếng thế giới, Kahn được xếp thứ hai chỉ đứng sau Le Corbusier. LOUIS I. KAHN: TRẬT TỰ LÀ 1960 Vào cuối những năm 1950, một quá trình thay đổi chậm rãi đã bắt đầu ở Mỹ. Những kiến trúc sư tài ba đến từ nước Đức trong cuộc chiến tranh, những người mà đã dạy kiến trúc tại Mỹ vào những năm 30 và 40 – Breuer, Gropius, Hilberseimer, Mies van der Rohe, Moholy-Nagy, Wachsmann, Wagner, những người nếu còn sống, thì đã nghỉ hưu khỏi việc dạy học. Những người trẻ hơn bắt đầu thay thế họ. Cơ sở kiến trúc của những đại học ít nổi tiếng hơn cũng bắt đầu gây được sự chú ý. Louis I. Kahn (1901 – 1974) khi ấy đang dạy kiến trúc tại Đại học Pennsylvania và Đại học Yale. Ông từng nói với sinh viên rằng: “Một câu hỏi hay vẫn tốt hơn một câu trả lời xuất sắc.” Thiết kế là tạo tác hình thể trong trật tự Hình thể sinh ra từ một hệ thống của sự xây dựng* Sinh trưởng là một sự xây dựng Trong trật tự là động lực sáng tạo Trong thiết kế là cách thức – ở nơi nào với cái gì khi nào với bao nhiêu như thế nào (where with what when with how much) Bản chất của không gian phản ánh cái mà nó muốn trở thành. Một khán phòng là cây vĩ cầm Stradivarius hoàn mỹ hay là một lỗ tai Một khán phòng là một nhạc cụ sáng tạo dành riêng cho Bach hay Bartók được chơi bởi nhạc trưởng hay nó là một hội trường Trong bản chất của không gian là tinh thần và ý chí muốn được hiện hữu bằng một thể cách nào đó Thiết kế phải theo sát ý chí đó Bởi thế nên một con ngựa được tô sọc không phải là một con ngựa vằn. Trước khi là một nhà ga thì nó là một toà nhà rồi nó muốn được làm đường phố nó phát triển lên từ những nhu cầu của đường phố nó phát triển lên từ trật tự của chuyển động Một cuộc gặp gỡ của những sự thể đơn thuần Qua bản chất - câu hỏi “vì sao” Qua trật tự - câu hỏi “là gì” Qua thiết kế -câu hỏi “như thế nào” Một hình thể sinh ra từ những bộ phận cấu trúc vốn cố hữu trong hình thể. Một mái vòm chưa được nhận thức cho đến khi câu hỏi về cách thức xây dựng mái vòm được hỏi. Nervi hình thành một cuốn xây Fuller hình thành một mái vòm Bản nhạc của Mozart là những thiết kế Chúng là những bài tập của trật tự - trực giác Thiết kế thì khuyến khích thêm thiết kế Thiết kế khởi sinh hình tượng của chúng từ hình thể Hình tượng là ký ức - hình thể Phong cách là một trật tự được thừa nhận Cũng cùng như cái trật tự đã tạo nên con voi và con người. Chúng là những thiết kế khác nhau Bắt đầu từ những khát vọng khác nhau Thành hình từ những sự kiện khác nhau Trật tự không bao hàm cái đẹp Cũng như cái trật tự đã tạo nên người lùn và thần Adonis Thiết kế không phải là tạo tác cái đẹp Cái đẹp đến từ tuyển chọn Cái đẹp đến từ hấp dẫn Cái đẹp đến từ hoà hợp Cái đẹp đến từ tình yêu Nghệ thuật là một thể tạo hình cuộc sống bằng trật tự - huyền bí Trật tự là bất khả tư nghị Nó là một cấp bậc của tiềm thức sáng tạo mãi mãi vươn lên cao hơn Trật tự càng cao thì thiết kế càng đa dạng Trật tự hỗ trợ sự hoà hợp Từ cái “là gì” mà không gian muốn trở nên khác thường sẽ được phơi bày cho kiến trúc sư. Từ trật tự ông ấy sẽ vận hành động lực sáng tạo và sức mạnh tự phê bình để tạo tác cho hình thể cái khác thường. Cái đẹp sẽ mở ra. Louis I. Kahn Chú thích: * Nên hiểu “xây dựng” theo nghĩa rộng cả về động từ lẫn danh từ và danh động từ. Lời bạt: Qua đây có một điều cần hiểu cho ra. Là một công trình thôi thì chưa đủ, nó vẫn chưa là chính nó. Phải tiến thêm một bước để biến đưa công trình trở thành chính nó. Giống như nhà ga, nó là một công trình, nhưng nó là nhà ga, nên mới gọi là nhà ga. Cũng tương tự, một ngôi nhà là một công trình, nhưng một công trình chưa chắc đã là ngôi nhà. Phải hiểu được cái trật tự làm nên chính nó là gì, như trong ví dụ về con ngựa vằn, con voi và con người trong bài. Trật tự của một cái gì thì còn có thể hiểu được, nhưng bản thân trật tự là gì thì không thể nào diễn bày để cho hiểu được. Có thể nói trật tự vươn đến sự hoà hợp, không mâu thuẫn. Giống như khi bạn có một vài đồ vật lộn xộn trên bàn, bạn không cố gắng vất bỏ chúng hết hoặc vất cái kia để giữ cái này, mà cố gắng sắp xếp, đặt để chúng làm sao đó trên chính cái bàn, và để cho việc chúng nằm trên bàn được chính như thế. Cái đẹp của những vật nằm trên bàn sẽ mở ra từ đấy. Trật tự không có nghĩa là cái đẹp. Có một trật tự làm nên người lùn, nhưng người lùn không hề đẹp, có một trật tự làm nên thần Adonis, thần Adonis lại là vẻ đẹp tuyệt trần. Cái-không-đẹp của người lùn không liên quan đến trật tự của người lùn, cũng tương tự với cái-đẹp của Adonis. Trật tự khác với cái đẹp. Cái đẹp là hài hoà. Trật tự hỗ trợ cho hài hoà. Dịch từ Programs and Manifestoes on 20th-century Architecture
Louis Kahn - Người đi tìm cội nguồn của nghệ thuật Kiến trúc content media
4
0
25
nguyenhogiaman
Apr 17, 2023
In Psychological Research
Gần đây trong một dịp trò chuyện với một người anh đang hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh, tôi vô tình được biết đến khái niệm phân tâm học, và khi tìm hiểu sâu về vấn đề này, đã mở ra những hiểu biết mới cho tôi về tâm lý học. Phân tâm học phân trí não con người làm 3 tầng: Ý thức, tiềm thức và vô thức. Để diễn giải tâm lý của con người một cách dễ hiểu, tiến sĩ Freud đã mô phỏng não như một tảng bằng trôi, với phần trên cạn là ý thức, phần lơ lửng là tiềm thức và phần chìm sâu bên dưới là vô thức. Hình ảnh minh họa - nguồn internet Với tầng ý thức, ta có thể hiểu đây là hoạt động mà não bộ suy nghĩ, cảm giác hiện hữu về các sự vật, hiện tượng đang diễn ra. Nếu so sánh ý thức với thời gian thì ý thức là hiện tại, miêu tả hoạt động đang diễn ra trong não bộ của một cá nhân nào đó. Bạn đang tập trung suy nghĩ về vấn đề gì? Bạn đang cảm thấy như thế nào? Đấy chính là ý thức. Và có một bài viết tôi từng đề cập rằng nếu trải nghiệm cho con người đủ suy nghĩ và từ đó hình thành nên nhận thức thì nhận thức ở đây là một phần của ý thức. Tầng thứ 2 ta đến với khái niệm tiềm thức, tiềm thức là cận niên của ý thức và vô thức. Nếu bộ não là một căn nhà, thì tiềm thức chính là những chiếc tủ, chứa những thông tin, kiến thức, trí nhớ mà bạn sở hữu, bạn có thể sử dụng chúng bất kỳ lúc nào để trao đổi thông tin với ý thức. Do đó, nếu một người có kiến thức và hiểu biết nhiều thì chứng tỏ tiềm thức của họ được rèn dũa, tích luỹ nhiều, và khi cần thiết chúng được lấy ra trao đổi với người đối diện bằng ý thức hiện tại, đó là ý nghĩa của việc tiềm thức trao đổi thông tin với ý thức. Và cuối cùng ta đến tầng vô thức, đây là những mảng tiềm thức chìm sâu dưới đáy. Nếu so sánh tiềm thức là vật dụng mà bạn lục lại và sử dụng thì vô thức là toàn bộ căn nhà, gồm cả căn nhà kho sau sân vườn, nơi mà bạn ít khi tìm đến. Ngoài ra, vô thức còn là thiết kế ngôi nhà, dù bạn không thường xuyên để ý đến chúng, nhưng nó lại chính là những hành lang, lối đi, ngưỡng cửa, nó sẽ định hình bước đi của bạn. Vô thức không chỉ đóng vai trò lưu giữ ký ức, thông tin mà còn là yếu tố định hình màu sắc, bản ngã của từng cá nhân. Vậy nên khi tìm hiểu về tâm lý học con người, tôi quan tâm đến mối quan hệ của ý thức, tiềm thức, và vô thức, chúng có liên quan mật thiết với nhau, giúp một tâm hồn con người, vốn là một trang giấy trắng có thể trở nên tốt đẹp, cao cả, hay có thể nhuốm màu u ám, tệ hại. Ta có thể thấy rằng tiềm thức là nguồn thông tin của ý thức, và ý thức lại chính là nơi nhập dữ liệu cho tiềm thức, chúng được trao đổi qua lại trong cuộc sống thường nhật của chúng ta, do đó những thói quen, suy nghĩ tích cực dần tích luỹ cho chúng ta những kho tàng tiềm thức tốt đẹp, văn minh, và minh triết. Rồi từ đó tiềm thức đưa cho chúng ta những chất liệu tốt đẹp và đúng đắn trong suy nghĩ thường nhật để cuộc sống, công việc và các mối quan hệ trở nên tươi sáng hơn. Và khi ta nói rằng chúng ta đang học tập có nghĩa là chúng ta đang luyện tập trao đổi thông tin, suy nghĩ từ ý thức qua tiềm thức và ngược lại. Tiềm thức tích luỹ lâu dài, hình thành vô thức của một cá nhân, chúng quyết định nên nhân cách, sở thích, màu sắc của người đó, những tiềm thức tốt đẹp được tích luỹ lâu dài sẽ hình thành một con người có nhân cách tốt đẹp. Còn ngược lại nếu như cá nhân đó phải đối mặt với một môi trường sống tệ nạn và không lành mạnh, lâu dần sẽ hình thành nên cho họ một bản tính tăm tối và trong vô thức đó họ sẽ đưa ra những hành động sai lệch, gây hại không những cho bản thân họ và cho cả người khác. Như vậy, qua bài nghiên cứu này, tôi đã làm rõ vai trò của môi trường sống lên từng cá nhân trong một cộng đồng, và kiến trúc cũng là một trong những yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong việc “chương trình” lên các hoạt động trong cộng đồng ấy. Kiến trúc là chiếc khung để các hoạt động có thể vận hành, tương tác lên nhau, hình thành một lối sống, cộng đồng, xã hội.
Ý thức, tiềm thức và vô thức content media
4
0
40

nguyenhogiaman

Admin
More actions

Copyright

© NMBW    |   2020-2025

NoMo Building Workshop 

P: 038 7092 704

M. nguyenhogiaman@gmail.com

A. HQ3, HQC Plaza, Nguyen Van Linh, Binh Chanh, HCMC

bottom of page